Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.
Các hệ thống ương nuôi tôm (ương tôm post để tăng kích thước trước khi thả xuống ao nuôi) như hệ thống raceway hay sử dụng bể ương đang được sử dụng rộng rải tại các nước Châu Mỹ Latin nhằm gia tăng kích cỡ tôm post trước khi thả xuống ao nuôi.
Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.
Thống kê của ngành nông nghiệp Sóc Trăng cho thấy toàn tỉnh hiện có trên 2.300ha tôm bị thiệt hại hoàn toàn; trong đó, diện tích tôm thẻ thiệt hại là trên 2.200ha, chiếm 25% diện tích thả nuôi, tăng 22% so với cùng thời điểm năm 2013.
Chỉ mới xuất hiện cách đây chưa đầy 4 năm nhưng bệnh hoại tử gan tuỵ đã trở thành thảm hoạ của người nuôi tôm cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng.
Từ ngày 31/1/2014, cá tra Việt Nam bị tạm ngưng nhập khẩu sang thị trường Nga. Đến nay, chưa có thông báo chính thức nào từ phía Nga về vấn đề trên. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Niệm- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga về vấn đề này.
Ninh Thuận đang có xu hướng giảm sản xuất giống tôm sú, gia tăng sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Năm 2013, đã sản xuất được 3 tỷ con tôm sú giống và hơn 15 tỷ con tôm chân trắng giống. Dự kiến năm 2014 sẽ cung cấp cho thị trường hơn 20 tỷ con tôm chân trắng giống chất lượng cao.
Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Vượt qua những sóng gió của năm được cho là “đại nạn”, kết quả kinh doanh 2013 của những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vừa công bố mới đây đã phần nào khẳng định ưu thế vượt trội về quy mô của những doanh nghiệp (DN) lớn nhất trong ngành này như Minh Phú, Stapimex, Vĩnh Hoàn...
Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.
Ngày 27/2/2014, Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế độc lập Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận ASC cho 3 doanh nghiệp nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh là Công ty CP Thủy sản Cổ Chiên, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Năm Vàng và Công ty CP Thủy sản Nam Sông Hậu.
Vào giai đoạn giao mùa như hiện nay, tôm nuôi bắt đầu bước vào giai đoạn xuất hiện bệnh đốm trắng. Khác với bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND xảy ra tập trung vào mùa nắng nóng, bệnh đốm trắng ngược lại xảy ra ở giai đoạn mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C.
Hiện nay, nông dân ở vùng ngập mặn thuộc các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần dứt điểm hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú.
Nuôi cá chình trên đồng "chó ngáp" thời gian qua tại nhiều nơi ở tỉnh Bạc Liêu đã mang lại hiệu quả cao. Đây là mô hình sản xuất mới, sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, rất triển vọng.
Vốn là cái nôi về sản xuất tôm giống trên cả nước, Khánh Hòa chủ yếu sản xuất tôm sú giống với thị trường trọng điểm là các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhưng những năm gần đây, số lượng trại sản xuất đã giảm, trái lại, đối tượng sản xuất đã đa dạng hơn. Đối với nghề nuôi tôm, trong hai tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã sản xuất được 250 triệu con tôm giống (sú và chân trắng), thả nuôi 370 ha và thu hoạch khoảng 750 tấn.
Ngày 28/2/2014, tại Bà Rịa _ Vũng Tàu, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam và giải pháp phòng chống dịch bệnh năm 2014.Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền đã chủ trì hội nghị.
Kế hoạch năm 2014, tỉnh Sóc Trăng sẽ thực hiện thả nuôi 45.000 ha tôm nước lợ. Hiện tại, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm đầu vụ được 5.200 ha/ 45.000 ha, thiệt hại 1.500 ha chủ yếu do bệnh đốm trắng và gan tụy. Trong đó địa bàn thị xã Vĩnh Châu thả nuôi 2.000 ha, thiệt hại trên 30%, chủ yếu do bệnh đốm trắng.
Nuôi tôm theo kiểu phong trào ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh như hiện nay là không bền vững...
Linda Nunan_một trợ lý nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona và Tiến sĩ Donald Lightner _ giáo sư chuyên nghiên cứu về bệnh học thủy sản của trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS) và đã phát triển ra phương pháp tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn để phát hiện bệnh EMS. Các công nghệ này đã được cấp phép cho Viện công nghệ sinh học GeneReach ở Đài Loan.
Đặt mục tiêu bằng với con số xuất khẩu (XK) trong năm 2013 là 6,7 tỷ USD, ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2014, ngành thủy sản đã nhận nhiều tín hiệu lạc quan khi sản lượng, giá trị và giá cả XK đều tăng.